Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bí kíp cưa gái - Part 1

COpy hocdan.com
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một trong những cuốn bí kíp rất hay cho các bạn trai đang cô đơn, mồ côi vợ, mồ côi người yêu, hay những người đã từng bị đá vài lần chỉ vì những sai lầm ngớ ngẩn mà các bạn gặp phải. Vì bí kip này rất dài nên mình sẽ chia nhỏ thành nhiều chap để các bạn ngấm từ từ. Bắt đầu nhé!
Chap 1:
Bí Kíp Cưa Đổ Một Cô Gái
Anh em mày râu thông thường chia làm 2 loại chính: GÀ và CAO THỦ .
Cao thủ thì ko cần nói nhiều rồi, GÀ chính là đối tượng đa số trong anh em mày râu .
Còn các chị em xinh đẹp, thông thường gồm 3 loại: CÁO, SÓI và số còn lại. CÁO là các chị em bình thường, đáng để cho anh em GÀ chinh phục, SÓI thì khiếp lắm, cao tay trên SÓI hẳn một cái đầu và một kinh nghiệm tình trường, số còn lại thì ít gây chú ý của GÀ. Cần nhớ rằng, CÁO và SÓI thích "ăn thịt" GÀ lúc nào là chết lúc bấy giờ, chứ GÀ làm sao mà ăn thịt CÁO được .
MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP:
Sai lầm thường gặp nhất, mà cũng là trầm trọng nhất, của gà trong quá trình đi cưa là sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Do bị sự đầu độc của xã hội, nhất là thông qua phim ảnh và sách vở, nên thường là gà không nhận ra được nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của mình và liên tục lặp lại các sai lầm chứ không rút ra được bài học nào cả. Một lý do nữa khiến gà hay phạm sai lầm là vì sự tiếp thu thiếu phê phán chọn lọc các kinh nghiệm của các cao thủ. Nói thẳng ra là gà thường không học được gì từ các cao thủ cả, mặc dù có những chú gà đi theo cao thủ hàng năm trời, thân trải qua hàng trăm trận chiến ác liệt, nhưng vẫn không nắm được cốt yếu của vấn đề. Mặc dù nhiều cao thủ sẵn sàng chia sẻ các hiểu biết với gà, nhưng điều không may là phần lớn các cao thủ cũng không thực sự hiểu rõ phương pháp của mình mà chỉ thành công do năng khiếu nên các bài học gây nhiễu nhiều hơn là tạo ra hiệu (hậu) quả thực sự. Đấy là chưa kể đến các loại cao thủ giả hiệu, nhìn bề ngoài thì tưởng võ công rất cao nhưng trên thực tế chỉ là một loại trâu để con gái nó xỏ mũi dắt đi rồi bắt cày bừa mà thôi. Tất cả các yếu tố này khiến gà như lạc trong sương mù: bối rối, lo sợ, và mất phương hướng.
Thế nào là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả? Trong phim ảnh cũng như trong các câu chuyện đời thường, gà thường nghe nói đến các hành động lãng mạn huy hoàng của nhân vật nam chính vào thời điểm cao trào của kịch bản, ví dụ như chạy trong mưa đến cửa nhà nàng để tặng một bông hoa hồng, vượt qua núi non và đại dương để đến bên người yêu, bán hết tài sản đi để mua cho nàng một món trang sức đắt tiền, v.v. [sụt sịt, rưng rưng nước mắt]. Các hành động này thường là không có kết quả, nhất là đối với các chú gà đang cưa cẩm, tại vì nó gửi cho người con gái một thông điệp là "Anh cảm thấy anh không xứng đáng với em. Con người thật của anh chắc không đủ sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với em nên anh phải nghĩ ra các chiêu thức để may ra em thấy thương hại anh chăng". Trên thực tế, ngay cả đối với các đôi đã yêu nhau thì các hành động "lãng mạn" kiểu phim ảnh cũng thường chỉ dẫn đến cảm giác thương hại ở người con gái, và nếu thực hiện nhiều lần sẽ phản tác dụng. Hơn nữa các hành động mà gà nghĩ là lãng mạn tuyệt vời thì thường thường đã được thực hiện rất nhiều lần bởi rất nhiều người. Nếu người con gái mà gà đang cưa thuộc loại xinh và có tính tình dễ chịu thì xác suất rất lớn là bất kỳ hành động lãng mạn nào mà gà định thực hiện cũng đã có người thử thực hiện để chinh phục người con gái đó rồi. Chắc không cần nhắc thì ai cũng hiểu là người con gái đó sẽ nghĩ: "Lại một thằng cha sến nữa định dùng thủ đoạn để thao túng mình đây, mệt quá đi mất." Ngay cả khi hành vi lãng mạn của gà làm cho người con gái (thường là thiếu kinh nghiệm) cảm động thì khi cơn sốc đã qua em sẽ nghĩ: "Thế cũng thích đấy, nhưng liệu thằng cha này sẽ lặp lại hành động đó được bao nhiêu lần?" Một trong những tình huống mà các chú trống choai rất hay gặp phải là làm thế nào để tình cảm tiến triển từ "tình bạn" lên "thích thích" rồi lên "yêu".
Những sai lầm thường gặp là:
1. Tỏ tình: Có một quan niệm phổ biến trong xã hội là người con trai cần phải nói "Anh yêu em". Gà nào khi đang trăn trở vì tình cũng thắc mắc về việc chọn thời gian và địa điểm nào để nói ra ba tiếng đó, và hầu như không chú nào tìm được thời gian địa điểm thích hợp cả. Lý do rất đơn giản: Tại vì chả có lúc nào, chỗ nào là thích hợp để nói ra câu đó cả. Câu này để dành cho những đôi đã ở bên nhau một thời gian dài, đã trải qua kha khá các loại sóng gió, đủ để họ xác định được chính xác thế nào là "yêu".
2. Săn đón, chiều chuộng: Một sai lầm khác là rình rập ở bên cạnh con gái để xem em muốn ăn gì, uống gì thì anh đi mua, muốn đi đâu thì anh chở đi, nói chung là đáp ứng tất cả đòi hỏi của nàng. Đây là lỗi nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả: Những đôi yêu nhau thì săn đón chiều chuộng nhau, chứ săn đón chiều chuộng thì sẽ không dẫn đến yêu nhau. Hơn nữa săn đón quá mức sẽ làm cho người con gái suy nghĩ là: Anh cảm thấy con người anh không xứng đáng với em nên anh phải bù đắp bằng cách chiều chuộng em.
3. Tiêu nhiều tiền, khoe của: Cũng như trên. Thông điệp của hành động này là: Con người anh chả ra gì nên anh phải lấy của cải ra để dụ em.
Chap 2: Chap này sẽ cho các chú biết thế nào là Gà và các triệu chứng hay mắc phải.
GÀ ?
Có nhiều chú là gà mà không tự nhận ra mình là gà, lại cứ tự cho mình là cao thủ. Thái độ này dễ làm cho gà mãi mãi là gà, vì gà có xu hướng tự huyễn hoặc mình. Các thất bại sẽ được đổ cho các lý do khách quan (vd: "em đang thử thách mình") để cho phù hợp với ý niệm của gà về bản thân và về cuộc sống thay vì nguyên nhân thực sự. Nói chung, theo kinh nghiệm của tôi thì tuyệt đại đa số trường hợp (99,99%) mà con trai bị con gái đối xử theo kiểu "con gái" thì bất kể nguyên nhân trực tiếp là gì, nguyên nhân sâu xa là do người con trai gà quá. Vậy thì thế nào là gà: Gà là một trạng thái tâm lý được hình thành từ sự kết hợp của tính thiếu tự tin, ảnh hưởng của phim ảnh và sách vở, sự đầu độc của bố mẹ và trường lớp (phải ngoan, nghe lời thì sẽ được bố mẹ và thày cô yêu quý), v.v.
Triệu chứng của bệnh gà là:
1. Muốn làm con gái vừa lòng .
2. Gọi điện, email, IM, v.v. quá nhiều (tổng cộng tất cả các loại > 2 lần/tuần) mà không có lý do chính đáng;
3. Hay (> 2 lần /năm) tặng hoa, quà, v.v. cho con gái
4. Không dám chỉ trích con gái khi nó làm sai
5. Thiếu kiềm chế tình cảm: hay tức giận, ghen tuông, buồn bực, v.v.
6. Không biết cách hoặc không dám "chuyển pha" vì sợ bị "giận"
7. Nghĩ rằng mình phải "chân thành", phải "chứng tỏ tình yêu", phải "chinh phục gia đình và bạn bè" của em kia, áp dụng chiến thuật "mưa dầm".
8. vv.vv
Mục đính luyện tập: Nói chung là để tìm được một người phụ nữ tốt cho quan hệ lâu dài rất khó. Theo kinh nghiệm của tôi thì đa số phụ nữ là không phù hợp cho quan hệ lâu dài kiểu như hôn nhân, hay nói nôm na là một người phụ nữ thực sự là tương đối hiếm. Ví dụ như có người thì có khuynh hướng bạo lực: động một tí thì dọa "tát", "đánh". Có người thì tính tình lại đanh đá, ăn nói bốp chát hung tợn, không vừa ý thì dọa "cho out". Có người thì hiền lành nhưng lại chậm chạp, cả ngày không có ý nghĩ nào thú vị. Có người thì hơi một tí là làm toáng lên, than vãn, khóc lóc, bi kịch hóa mọi vấn đề. Vân vân. Các loại này cũng nhiều và đa dạng như các loại "gà" trong giới đàn ông vậy. Vì thế nên "gà" tự rèn luyện để hết tính gà không chỉ là để phục vụ cho mục đích cưa cẩm một đối tượng cụ thể, mà mục tiêu lớn hơn là để trở thành người đàn ông đàng hoàng, có sức thu hút đối với phụ nữ để có điều kiện sàng lọc và cuối cùng là lựa chọn được một người mà mình có thể cùng sống hạnh phúc trong nhiều năm tháng.
PHƯƠNG PHÁP CƯA GÁI CỦA GÀ
Quá trình dưới đây anh chưa bao giờ trải qua cả mà chỉ quan sát thấy thôi thành ra nếu có thiếu sót gì thì các chú gà góp ý nhé: Gà gặp một em, thấy thích và xin được số điện thoại. Đến được đây nói chung là cũng gian khổ lắm rồi. Rồi gà áp dụng chiến thuật trường kỳ kháng chiến: gọi điện thoại, đến nhà chơi, rủ đi chơi, tặng hoa, tặng quà, v.v. Nếu gà làm những điều này ở một mức độ chấp nhận được thì em kia mặc kệ cho gà tiếp tục và nhận tất cả những gì mà gà dâng hiến cho, nhưng có vẻ vẫn ỡm ờ không chịu "đổ". Còn nếu gà mà làm hơi nhiều quá thì em kia sẽ khó chịu và sẽ bằng cách này hay cách khác cho gà đi chỗ khác chơi. Gà lại quay về ô số 1 với trái tim rỉ máu.
Lại nói tiếp chuyện em kia ỡm ờ. Trong quá trình gà kháng chiến thì em kia vẫn tung tăng không có vẻ gì ưu tư cả, vẫn đi chơi với các anh khác như bình thường. Gà mà không may mắn thì có khi gà đến nhà chơi thì em kia té đi chơi vui vẻ với bạn hoặc anh giai khác, còn gà thì ở nhà em để bố mẹ em tra tấn. Nếu gà lì đòn vượt qua được thì tình trạng này sẽ tiếp diễn. Còn những chú gà không đủ nhẫn nhục thường phản ứng bằng hai cách. Gà nào bực tức mà gây ra xung đột thì nhận được sự thật hiển nhiên từ phía em kia: "Em đã là gì của anh đâu!" Gà nào gà hơn một tí thì phản ứng bằng cách "tỏ tình". Trong cả hai trường hợp gà đều sẽ bị em kia quy kết là "manh động" và cho đi chỗ khác chơi. Gà quay về ô số 1.
Nói tiếp chuyện gà chịu đựng. Bất cứ chuyện củ chuối nào em kia ném về phía gà gà cũng nhận hết. Gà tự nhủ: "Em yêu thử mình đây mà, mình cần phải chứng tỏ tình yêu chân thành của mình hơn nữa mới được." Sau một thời gian khá dài, nếu em kia không tóm được cao thủ nào (cao thủ cũng hiếm và thường cũng kén chọn y như các em gái vừa xinh vừa nhà giàu vậy), còn các gà khác đã hy sinh hết thì em kia sẽ có một số tín hiệu bật đèn xanh cho gà: quan tâm, để ý, đi chơi cùng nhiều hơn, v.v. Gà sướng.
Một hôm trăng thanh gió mát gà run rẩy thẽ thọt ba tiếng "Anh yêu em". Em kia chả vờ cúi mặt ngượng không nói gì, thế là gà được thể xông vào ôm, hôn gì đó. Gà tưởng là mình "cưa đổ" được em kia, nhưng thực ra số phận gà đã được an bài từ khi em bắt đầu bật đèn xanh cho gà rồi. Được chính thức làm "người yêu" gà phê lắm. Hạnh phúc này đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chính vì ngoài sức tưởng tượng nên gà vẫn nơm nớp sợ tuột mất em yêu. Sự sợ hãi này dẫn gà đi theo một trong hai hướng. Hướng thứ nhất là gia tăng chiều chuộng, đưa đi đón về, gọi dạ bảo vâng. Hướng thứ hai là ghen tuông, gia trưởng. Nếu gà giữ được sự sợ hãi này ở một mức độ không quá đáng thì em kia sẽ cố gắng chịu đựng, hai người sẽ lấy nhau và tiếp tục chịu đựng nhau cho đến khi không chịu được nữa thì thôi. Còn nếu gà đi quá giới hạn thì cuộc tình hoặc cuộc hôn nhân (nếu hai người đã kịp lấy nhau--chuyện này sẽ xảy ra sớm vì khi em kia tặc lưỡi thì nói chung là đã máu lấy chồng rồi) sẽ tan vỡ. Gà lại trở lại ô số 1.
Chap 3:
Do các chú Gà nóng lòng muốn vận dụng bí kíp để chinh triến trên giang hồ nên hôm nay tớ bonus thêm một Chap nữa. Đã là bí kíp thì không thể vội. Muốn nhanh thì các chú cứ phải từ từ ;) Chap 3 này sẽ nói đến các cột mốc mà các chú cần nhớ thật kĩ, cùng một một số tip quan trọng để tránh thất bại.
CÁC CỘT MỐC
Trong quá trình cưa cẩm có những mốc mà gà cần phải vượt qua. Nếu không vượt qua được một mốc nào đó thì kết quả tất yếu là em kia sẽ cảm thấy chán.
Các mốc này là:
1. Làm quen (nói chuyện lần đầu tiên) .
2. Lấy số điện thoại .
3. Rủ đi chơi .
4. Đụng chạm lần đầu tiên .
5. Cầm tay .
6. Hôn, 1st base
7. Ôm, vuốt ve (nhẹ nhàng), 2nd base
8. Ôm, vuốt ve (gay cấn), 3rd base
9. Cởi hết quần áo
10.XXX
Khuôn khổ của bài viết thảo luận đến mốc số 7 là kịch kim, cách vượt qua các mốc tiếp theo gà sẽ phải tự suy luận. Nói chung là nguyên tắc của các mốc này cũng giống nhau. Bí quyết chủ yếu là phải tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó, tiến mấy bước lại lùi một bước, nhịp nhàng thư thái như nhảy tango.
ĐI ĐÂU?
Một trong những vấn đề lớn nhất mà gà hay gặp phải khi mới làm quen được với một em là: Làm thế nào để rủ em đi chơi được, và khi rủ đi rồi thì đi đâu, làm gì? Trong suy nghĩ của gà luôn luôn cho rằng phải làm gì đó thật đặc biệt, thật lãng mạn thì nàng mới "cảm động" và sẽ "yêu" mình. Tuy nhiên, cái mà gà cho là "đặc biệt" và "lãng mạn" thường rơi vào một trong những thứ sau: xem phim, ăn tối, nghe nhạc, v.v., những thứ mà nói chung là: 1) tốn tiền; 2) kéo dài; 3) ai cũng làm nên không có gì gọi là "đặc biệt" cả; và 4) chỉ làm được một lần, nếu lặp đi lặp lại sẽ cực kỳ chán.
Mục tiêu của họ nhà gà khi rủ con gái (họ nhà cáo) đi chơi là làm sao để còn có lần sau và nhiều lần sau nữa "nàng" (nói thật: các chú nên bỏ cái chữ này đi nếu mà muốn có cơ hội) phải háo hức chờ mình gọi điện thoại rủ đi chơi. Muốn thế thì cách tốt nhất là rủ đến chỗ nào vui vẻ nhộn nhịp: cửa hàng, trung tâm thương mại (có tiền thì mua, không thì xem), quán cóc, quán cafe đông, v.v. Ví dụ: Một buổi chiều trời đẹp, gọi điện thoại cho cáo, bảo là: "Anh đi uống cafe đây, em ra ngồi nói chuyện với anh cho vui". Hoặc khi gà định đi mua một cái áo chẳng hạn, thì gọi điện cho cáo, bảo là "áo anh rách hết rồi, anh shopping đây, em đi chọn với anh". Cái chính là phải tạo ra ấn tượng với em là: "Anh đi làm việc của anh, vì anh thích em nên anh cho em đi cùng. Nếu em không đi thì em sẽ thiệt vì mất một dịp vui vẻ, còn anh thì vẫn đi như thường".
Lý do để chọn những chỗ vui vẻ nhộn nhịp là: Ở những chỗ đó đông người, có nhiều sự kiện xảy ra, nên có nhiều chuyện vui để nói. Ví dụ như đi uống cafe thì có thể lấy những người đi ra vào quán hoặc những người đi qua đường để pha trò, hay khi đi shopping thì có thể đem các kiểu quần áo kỳ dị ra trêu (vd "Anh nghĩ em mặc cái áo kia thì chắc là đẹp lắm đấy"), v.v..
NÓI GÌ?
Gà đã rủ được em gái đi chơi rồi nhưng lại lúng túng như gà mắc tóc vì không biết nói chuyện gì. Trong cơn luống cuống thường thường thì gà ta chỉ nghĩ ra được mấy chủ đề:
1. Em thích loại hoa (phim, nhạc, truyện, v.v.) gì?
2. Bình thường em hay làm gì?
3. Nhà em có mấy anh chị em, bố mẹ em làm nghề gì, em tốt nghiệp trường nào ra, mấy phẩy, v.v.
4. Em thích người đàn ông như thế nào (hy vọng là mình có được 1-2 tiêu chuẩn thì tốt)
5. Hỏi về bạn trai/người yêu trước,v.v.
6. Hoặc tệ hơn nữa thì gà ta ba hoa kể chuyện của mình. Không có cái gì giết chết sự lãng mạn nhanh hơn một cuộc nói chuyện tẻ nhạt. Vì thế, để chiếm được cảm tình của gái thì nhất thiết là gà phải nói chuyện hay.
Thế nào là nói chuyện hay?
Một cuộc nói chuyện hay nhất thiết phải có cả hai hai yếu tố: thứ nhất là sự hài hước, thứ hai là sự tự tin. Hai yếu tố này cho người con gái thấy được mình là người đàn ông vui vẻ, dễ gần, nhưng cũng mạnh mẽ, và nhất là không sợ cô ta. Điều cuối này rất quan trọng, tại vì con gái không bao giờ có tình cảm với một anh chàng mà cô ta có thể dễ dàng điều khiển cả. Các chủ đề không nên nói: chính trị, tôn giáo, gia đình, trường học, công việc, tình dục, bạn trai/gái cũ, tiền bạc, bất kỳ chuyện gì buồn hoặc ghê rợn, v.v.
Chủ đề nên nói: những người xung quanh, người nổi tiếng, người quen chung (nhưng không thân lắm với cả hai người), và chính cô gái đó. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hài hước và tự tin. Một ví dụ là lấy một chuyện gì đó hơi buồn cười, hơi kỳ quặc, hoặc hơi lố bịch của một người ra, phóng đại lên, rồi phân tích (tất nhiên cũng phải hài hước).
CÁCH CẦM TAY
Ví dụ như để qua được mốc 5 (xem bài các cột mốc) thì có thể làm như sau: Bắt đầu bằng cách rủ em đi chơi ở một chỗ vui vẻ nhộn nhịp và đã câu chuyện vui vẻ rồi (như đã nói ở mấy post trước) thì rủ em đi đến một chỗ khác cũng vui vẻ nhộn nhịp để chơi. VD: nếu đang đi shopping thì có thể đi uống cafe, đang ngồi uống cafe thì có thể đi chơi game, billiard, v.v. Trong khi đi, nếu gặp một tình huống khác lạ, ví dụ như đi qua đường, đi vào thang máy, qua chỗ đông người hay chật, v.v. thì nắm lấy tay em, kéo nhẹ để đưa qua chỗ đó. Khi qua rồi thì giữ tay thêm vài giây nữa rồi buông tay ra. Đây chính là nguyên tắc tiến mấy bước lùi một bước. Một lúc sau thì lại đưa tay ra nắm lấy tay của em tiếp, dắt đi một đoạn (lâu hơn lúc nãy) thì lại buông ra. Lần sau này thì tốt nhất là chọn những chỗ ngược với lần đầu, tức là không có lý do gì đặc biệt cả.
Ngoài ra thì còn các phương pháp nâng cao hơn để nắm tay con gái như: xem chỉ tay, ảo thuật, hướng dẫn cách chơi bi-a, bi lắc, đánh điện tử. Cao hơn nữa là làm cho em tự giác nắm tay mình trước, nhưng vì bài lần này dài rồi nên để lần sau.
Nếu khi gà nắm tay mà em rút lại thì làm thế nào ? Khi gà nắm tay hay thực hiện vượt qua một mốc nào đó, đôi khi sẽ gặp phải sự chống lại của con gái. Trong những trường hợp như thế nói chung là gà thường cảm thấy khó xử và hơi có phần tẽn tò vì ngượng. Sự kháng cự của em gái có nói chung khá là phức tạp và thường là do một trong các lý do sau đây:
1. Bị bất ngờ, phản xạ tự nhiên .
2. Sợ "nhanh quá", sợ bị "coi thường", nói chung là các giá trị luân lý mà mẹ và xã hội nhồi nhét vào đầu .
3. Gà manh động, vội vàng .
4. Không có cảm tình với gà .
Chắc chắn có chú sẽ hỏi: Thế làm thế nào để phân biệt giữa các trường hợp, khi nào thì để em rút tay lại, còn khi nào thì không? Muốn thế thì hành động của gà cần phải kiên quyết nhưng không bạo lực. Ví dụ như khi nắm tay thì cần phải nắm chặt như khi bắt tay đồng nghiệp hay khách hàng chẳng hạn, tránh trường hợp em vừa rút nhẹ một cái đã tuột ra rồi, nhưng không được chặt đến mức em phải vùng vẫy mới rút được tay ra. Hơn nữa, chuyển động phải từ tốn, không được rình rình chộp nhanh như mèo vồ chuột. Cách tốt nhất là hai người đi song song với nhau, gà tiến vào gần một chút rồi đưa tay ra nắm. Nếu sợ nắm trượt thì có thể đi lùi lại phía sau khoảng 1/3 bước rồi tiến lên, nắm lấy bàn tay của em từ phía sau.
Tiếp tục các phương pháp để nắm tay:
Chú gà nào cũng biết là phương pháp phổ biến nhất để lừa nắm tay con gái là xem chỉ tay. Thế nhưng trong khi các cao thủ thực hiện việc này rất dễ dàng thì gà lại không thể làm được. Thường là gà không biết làm thế nào để nêu ra vấn đề. Những chú gà bạo hơn khi đề xuất "Em đưa tay đây anh xem chỉ tay cho" thì lại gặp phải phản ứng lạnh lùng từ phía đối phương. Vì ý định của gà quá lộ liễu nên các em lập tức rụt tay về (đút vào túi quần), đầu thì lắc lia lịa: "Ứ Ừ".
Bí quyết ở đây là phải thực hiện làm sao cho tự nhiên, coi như đấy là một trò chơi, cũng đừng đặt nặng chuyện có thành công hay không. Chẳng hạn gà có thể là buộc cho đối phương một tính cách hay tương lai gì đó kỳ quặc đến mức buồn cười, đại loại như là "Anh đoán em sau này thể nào cũng có 12 đứa con, toàn là vịt giời" hoặc "Nhìn em thế này chắc là thích đánh nhau lắm". Nếu em gân cổ lên cãi thì gà sẽ thừa cơ bảo là "để đấy anh chứng minh cho em xem" rồi thò tay ra nắm lấy tay em. Còn nếu gặp em nào cao thủ hơn, bảo là "đúng rồi đấy" thì gà sẽ phải tăng cường độ lên, nhận xét thêm 1-2 câu nữa rồi bảo là "xem chỉ tay còn ra nhiều cái hay nữa". Nhớ là toàn bộ câu chuyện phải buồn cười, càng phi lý càng tốt. To be continue....

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

‎"Có khi nào nụ cười và nước mắt cùng gặp nhau trên một con đường?
Khóc là do ta vấp ngã. Cười là khi ta biết tự mình biết đứng lên.
Khóc là khi người thân ta không còn nữa. Cười là biết người thân vẫn tồn tại khi ta nhớ đến họ.
Khóc khi ta buồn trước khó khăn trong đời. Cười là khi ta thành công vượt qua khó khăn đó.
Khóc là khi ta muốn giải tỏa nỗi buồn hay uất ức . Cười khi nhận ra khóc chẳng lợi ích gì.
Ta có thể khóc trong niềm vui và cười trong nước mắt nhưng không được phép
cười trên sự đau thương mất mát của người khác.
Không ai khóc mãi và cũng chẳng ai cười hoài. Điều chủ yếu là bạn chỉ khóc khi có lý do chính đáng và biết đứng lên đương đầu với thử thách, có thế nước mắt đổ ra mới không vô nghĩa.
Khi đã tự mình biết đứng dậy và nở một nụ cười trên môi thì lúc ấy, nụ cười là đẹp nhất và có ý nghĩa nhất.
Đừng vội mừng khi thành công vì đó chính là lúc bạn cần phải cố gắng hơn nữa chứ không phải lúc tự đắc, kiêu căng.
Và nếu đến một ngày bạn không còn khóc được nữa thì đó cũng là lúc bạn chẳng thể nào có được một nụ cười thật sự.
Còn nếu bạn chẳng thể nào cười vui hạnh phúc vì đã gặp quá nhiều bất hạnh thì hãy cứ cố gắng cười trong nước mắt để biến nó thành niềm vui.
Đứng trước nỗi đau, ai cũng nghĩ mình thật nhỏ bé, muốn khóc và cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng cuộc sống không khi nào thiếu nụ cười…
Vì sau đêm tối, mặt trời lại sáng, chúng ta hãy luôn mỉm cười, bắt đầu tìm cho mình một lối đi trong những lúc đau khổ. Không bao giờ là quá muộn để học được cách bước đi trên nỗi đau!

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

“Cuộc đời ơi, sao lắm lạ kỳ
Có những năm tháng đi qua mà chẳng thành nỗi nhớ
Nhưng nhiều khi chỉ một lần gặp gỡ
Một thoáng nhìn cũng trăn trở mãi trong nhau.”

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Nguyên tắc 5C của tín dụng

Nguyên tắc 5C của tín dụng gồm có: 1. Tư cách khách hàng vay (Character) Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và cá tính của bạn. Chính vì vậy, đơn thư đề nghị của bạn cần được trình bày một cách trung thực và rõ ràng. Cơ quan tài chính tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với bạn.
2. Năng lực tài chính (Capacity) Người cho vay luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của người xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào bạn muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại?
3. Điều kiện vay (Conditions) Người cho vay luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp bạn.
4. Tài sản đảm bảo (Collateral) Người cho vay thường nhìn trước hết vào những nguồn lợi nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty cần bao hàm tất cả các khoản phải trả, cả thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng.
5. Vốn tham gia vào phương án vay (Capital) Đầu tư vốn cổ phần hay vốn vay thêm thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Người cho vay vốn nhìn vào giá trị ròng của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. => Yếu tố quan trọng nhất trong 5C là Năng lực tài chính (Capacity) Yếu tố này đề cập đến khả năng điều hành hoạt động kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào.
Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: Kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, Ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay, dù là của các nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. bank
P. Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được.
Những tín hiệu mới trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam
Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam. Giờ đây, đến một số ngân hàng (Vietcombank, ACB…), chúng ta không còn thấy Phòng tín dụng, là bộ phận trước đây tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay. Chúng ta sẽ được làm quen với một khái niệm mới là Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng này áp dụng là:
- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …
- Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.
- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…). Các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, VIB, VPB, SCB… đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Với sự tư vấn của Ngân hàng ING (Hà Lan), Vietcombank đã triển khai mô hình quản lý tín dụng mới trong toàn hệ thống từ tháng 7/2006. Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác như BIDV, Vietinbank cũng đang tiến hành chuyển đổi theo mô hình này.
Tuy nhiên, quá trình này đang diễn ra một cách khó khăn và theo các chuyên gia thì vẫn còn một chặng đường dài nữa các ngân hàng thương mại Việt Nam mới đạt được một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại theo đúng nghĩa. Trước hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Thật khó khăn khi phải thay đổi, phải tiếp nhận cái mới, đặc biệt khi mà sự thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lực mà trước đây người ta có được. Giờ đây, một quyết định tín dụng không phụ thuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Đây là một lực cản không nhỏ trong quá trình triển khai mô hình này trên thực tế.
Khó khăn thứ hai có thể kể đến là môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.
Khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện tỵ hiềm, cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng chưa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp tín dụng và làm ảnh hưởng đến không chỉ hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn đến cả nền kinh tế bởi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của công chúng sẽ trở nên khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tín dụng cũng như khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp thông tin cần thiết của bộ phận quan hệ khách hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu chính xác và giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó, những lo ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các quyết định rủi ro gia tăng.
Mặc dù có nhiều trở ngại trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản trị rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu – những định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại
Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
Những ứng dụng của nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam
Việt Nam đã có những bước phát triển kinh tế khá ấn tượng kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007, thu hút FDI lên đến con số 20,3 tỷ USD, một sự tăng trưởng vượt trội so với mức 10,2 tỷ USD trong năm 2006, tạo nguồn tài chính ngoại lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề huy động nguồn tài chính nội lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực đó cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt trên vai các định chế tài chính Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng với những thách thức thực sự, trong đó việc sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả và đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp là một đòi hỏi khách quan và cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đặc thù hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, những định hướng có thể áp dụng trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng như sau:
- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thương mại…). Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (được hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng được xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.
- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngành Ngân hàng Việt Nam đang ở chặng đường đầu của sự phát triển, cần có nhiều đổi mới và phát triển để đạt được những chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu và ứng dụng có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là con đường ngắn nhất để thực hiện mục tiêu này. Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu có thể xem là một trong những cơ sở nền tảng khi xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước NGUỒN: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 5/2008

Kinh nghiệm phỏng vấn

"Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng
Một điều bạn không thể tránh là nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về những công việc trước đây bạn từng làm, hơn thế nữa họ muốn biết lý do bạn chọn ngành nghề đó. Để giúp các bạn có thể “xử lý” những câu hỏi dạng này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một mẹo nhỏ: quy tắc CLAMPS.
C: Challenge: Muốn có cơ hội thử thách và phát triển nghề nghiệp trong môi trường làm việc mới.
L: Location: Có thể bạn là người làm sống ở ngoại ô và làm việc trong thành phố nên việc đi lại có phần khó khăn, bạn muốn chuyển đổi nơi làm việc.
A: Advancement: bạn muốn có cơ hội thăng tiến, đôi khi còn một số vấn đề như thế này, bạn là người có tài nhưng có nhiều người có tài hơn bạn, làm thế nào để bạn vượt qua mặt họ?
M:money: Bạn cần được trả lương đúng như kỹ năng và trình độ của bạn.
P: Prestige: Sự uy tín, và để có được sự uy tín, đôi khi bạn muốn chọn cho mình một tổ chức tốt hơn.
S: Security: Chọn cho chính mình một tổ chức có nền tảng tài chính ổn định cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng được nhiều người chú ý tới.
Những câu hỏi phỏng vấn hành vi đơn giản thường gặp
Một trong những chìa khóa giúp cho chúng ta thành công trong buổi phỏng vấn là phải luyện tập, vì thế bạn nên dành nhiều thời gian để liệt kê và học tập những câu trả lời đối với một số câu hỏi mà bạn thường “gặp” trong các cuộc phỏng vấn.
Dưới đây là một số câu hỏi về hành vi thông dụng nhất trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng:
- Hãy nói về một tin huống mà bằng tài hùng biện của mình bạn đã thuyết phục được người khác nhìn nhận một sự việc nào đó theo cách của bạn.
- Hãy nói về một lần nào đó mà bạn phải đối mặt với những tình huống cực kỳ căng thẳng và bạn đã vượt qua nó bằng những kỹ năng mà bạn học tập được từ môi trường xung quanh.
- Hãy nêu lên một ví dụ đặc biệt về một lần nào đó bạn đã thực hiện những quyết định dứt khoát và đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc.
- Hãy nêu một ví dụ cho thấy bạn đã từng thiết lập mục tiêu cho riêng mình và đã đạt được mục tiêu đó.
- Hãy kể cho chúng tôi về một lần nào đó bạn đã sử dụng những kỹ năng của mình để gây ảnh hưởng đến những người khác.
- Hãy kể cho chúng tôi nghe một ví dụ cho thấy bạn làm cách nào để thích nghi với một chính sách nào đó của công ty mà bạn đã từng không đồng ý.
- Bạn có thể kể cho chúng tôi biết về quá trình hoàn thành một tập hồ sơ nào đó mà bạn được yêu cầu hoàn tất trong một thời gian quy định.
- Hãy kể cho chúng tôi biết về những lần bạn được giao một nhiệm vụ nào đó và bạn đã hoàn thành nó một cách xuất sắc.
- Hãy cho chúng tôi biết về kế hoạch sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, có thể cho ví dụ.
- Nói về những tình huống mà đôi khi bạn phải ra quyết định lần thứ hai cho một nhiệm vụ hay công việc nào đó.
- Bạn thường giải quyết xung đột trong công việc như thế nào? Bạn có thể cho ví dụ?
- Hãy kể cho chúng tôi nghe về những tình huống mà bạn đã từng làm việc thành công với những người không “hợp gu” với bạn cho lắm và bạn làm cách nào để có thể cộng tác với họ trong công việc.
- Nói cho chúng tôi nghe về những quyết định khó khăn mà bạn đã từng thực hiện trong năm vừa qua.
- Hãy nói cho chúng tôi nghe một ví dụ nào đó về một lần bạn đã cố gắng làm một việc gì đó và đã thất bại.
- Hãy kể cho chúng tôi một tình huống mà bạn đã chủ động trong công việc và nắm vai trò chỉ huy trong quá trình hoàn thành công việc đó.
- Hãy kể cho chúng tôi nghe một tình huống gần đây nhất cho thấy bạn đã có những cuộc giao dịch hay thương lượng với khách hàng hay đồng nghiệp có liên quan đến công việc.
- Bạn có bao giờ động viên những người khác không? Cho ví dụ?
- Nói về những tình huống mà bạn là người đại diện cho một dự án và đã đạt được những thành quả như mong đợi.
- Hãy nói về những tình huống mà bạn đã sử dụng những kỹ năng cá nhân để giải quyết công việc.
- Hãy nói về những tình huống bạn từng thất bại đối với những vấn đề không thật sự nghiêm trọng.
- Hãy kể về những tình huống khó khăn mà bạn đã đoán trước và lên kế hoạch để “xử lý” chúng.
- Hãy nói về những tình huống mà bạn phải ra những quyết định mang tính chất cá nhân.
- Hãy nói về tình huống mà bạn buộc phải “nghỉ chơi” một người bạn hay sa thải họ trong công việc. Theo HRVietnam
Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/8943-quot-Meo-vat-quot-trong-phong-van-tuyen-dung?p=59763#post59763#ixzz1nr1pLDPN Nhóm câu hỏi thường dùng của nhà tuyển dụng
Có thể phân thành 5 nhóm câu hỏi: Các câu hỏi chung về công việc; Về động cơ xin việc; Trình độ học vấn; Kinh nghiệm, tư chất; và Các câu hỏi về lương, phúc lợi.
Các câu hỏi chung về công việc
- Hãy cho chúng tôi biết về anh/chị cùng những kinh nghiệm riêng
- Điều gì hấp dẫn anh/chị đến với chúng tôi?
- Anh/chị biết những gì về chúng tôi?
- Anh/chị nghĩ rằng có thể làm gì cho chúng tôi?
- Tại sao anh/chị thấy có đủ điều kiện để làm công việc này? Các câu hỏi về động cơ xin việc
- Tại sao anh/chị lại muốn đổi nơi làm việc?
- Tại sao anh/chị lại muốn thay đổi định hướng nghề nghiệp?
- Anh/chị đã từng làm… Nguyên nhân nào khiến anh/chị tham gia vào lĩnh vực đó?
- Công việc hay định hướng nghề nghiệp lý tưởng của anh/chị là gì?
- Anh/chị nghĩ mình sẽ làm gì trong 5 năm tới?
- Nếu có toàn quyền tự do lựa chọn một lĩnh vực để sau đó rất thành công, anh/chị chọn nghề gì? Các câu hỏi về trình độ học vấn
- Hãy kể về quá trình học tập của anh/chị
- Chuyên môn chính của anh/chị là gì?
- Anh/chị có những bằng danh dự gì?
- Anh/chị ghét môn học nào nhất?
- Anh/chị có được đào tạo gì liên quan đến vị trí đang nộp hồ sơ này chưa? Các câu hỏi về kinh nghiệm,tư chất:
- Anh/chị có thể thỏa mãn công việc này như thế nào?
- Anh/chị có khả năng giúp chúng tôi cải tiến qui trình sản xuất của chúng tôi không?
- Anh/chị có những điểm mạnh và điểm yếu gì? - Trong những trách nhiệm anh/chị đã từng trải qua, anh/chị thích và ghét cái nào nhất?
- Từ trước đến nay, ai là người có kinh nghiệm ảnh hưởng đến anh/chị nhiều nhất?
- Trách nhiệm lớn nhất anh/chị từng đảm nhận từ trước đến nay là gì?
- Anh/chị từng được giám sát tối đa bao nhiêu người?
- Tại sao anh/chị thường xuyên thay đổi công việc như vậy?
- Có bao giờ anh/chị bị buộc thôi việc chưa?
- Hãy kể một chuyện mà anh/chị bị "sốc" nhất trong quá trình làm việc của mình?
- Anh/chị đã làm gì trong những giai đoạn trống như trong bản CV?
- Sếp cũ của anh/chị có điểm hạn chế gì không? Các câu hỏi về lương, phúc lợi…
- Anh/chị đề nghị mức lương bao nhiêu?
- Mức lương tối thiểu anh/chị chấp nhận được là bao nhiêu?
- Anh/chị nghĩ tại sao anh/chị đáng được hưởng mức lương cao như thế?
- Mức lương cao nhất anh/chị từng được nhận hàng tháng là bao nhiêu?
- Chúng tôi chưa thể đáp ứng được mức lương anh/chị đề nghị, nhưng trước mắt, anh/chị có thể vui lòng với mức lương thấp hơn được không?
- Anh/chị mong đợi mức thu nhập như thế nào trong vòng 5 năm tới? Theo HRVietnam
Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/8900-Nhom-cau-hoi-thuong-dung-cua-nha-tuyen-dung#ixzz1nr5Rdhoz Quy trình 3 bước để trả lời những câu hỏi phỏng vấn “khó nhai”
Có hàng ngàn câu hỏi dành cho các ứng viên trong một buổi phỏng vấn. Và bạn không thể học thuộc lòng tất cả những câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tuyển dụng như thế này. Hơn thế nữa, hầu hết các nhà tuyển dụng rất ghét những ứng viên trả lời như một “con vẹt”.
Bạn không thể qua mặt nổi nhà tuyển dụng nếu như bạn cố tình tạo ra những hành vi giả tạo, vậy làm gì khi phải đối đầu với những dạng câu hỏi này đây? Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao là câu trả lời phải rõ ràng, tự nhiên và trên hết là phải thực tế. Chắc chắn một điều là bạn không hề muốn đánh mất cơ hội duy nhất khi được nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự là một ứng viên sáng giá thông qua những câu trả lời của bạn.
Để thật sự có một cuộc phỏng vấn như mong đợi, bạn cần phải có những câu trả lời hoàn hảo và xuất sắc đối với những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Chúng tôi – www.HRVietnam.com xin được giới thiệu với các ứng viên quy trình 3 bước nhằm giúp các ứng viên phát huy những câu trả lời ấn tượng nhất nhằm “chống” lại những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng.
Bước 1: Hiểu những gì thật sự được hỏi Một trong những nhiệm vụ của bạn trong buổi phỏng vấn là phải hiểu những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi và đang tìm kiếm từ phía các ứng viên. Nhìn chung thì những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn thường rơi vào 3 lĩnh vực, và những câu hỏi của nhà tuyển dụng thì được thiết kế nhằm khai thác những thông tin mà họ cần thiết từ phía các ứng viên. 3 lĩnh vực mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất là:
1. Những kỹ năng nghề nghiệp Liệu bạn có những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của công ty hay không? Bạn có chứng minh được rằng bạn thật sự phù hợp với công việc mà công ty sẽ giao cho bạn. Bạn đã từng làm những công việc như thế này bao giờ chưa? Nếu trước đây bạn chưa bao giờ làm những vioệc như thế này thì bạn có chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng đảm nhận những công việc mà họ giao hay không?
2. Những động cơ thúc đẩy bạn trong suốt quá trình công tác Động lực nào thúc đẩy bạn tìm đến với công việc này, và bạn có đủ tự tin để đảm nhiệm công việc này không? Điều gì chứng minh rằng bạn đủ năng lực để đảm nhận vai trò này. Bạn sẽ luôn tận tâm chu đáo với nhiệm vụ được giao chứ? Hoặc có thể do áp lực công việc, các mối quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp sẽ khiến bạn đôi khi quẫn trí, bạn có chịu đựng được áp lực công việc hay không? Bạn có yêu thích công việc này không, điều gì có thể chứng minh rằng bạn thật sự yêu thích công việc này? Bạn có chấp nhận trải qua một thời gian đào tạo và đo lường chất lượng mà tổ chức dành cho bạn?
3. Những kinh nghiệm và kiến thức quản lý Bạn có chấp nhận sự điều hành của người khác? Bạn có thực hiện nổi các quy định và chính sách của tổ chức Bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm hay không? Và bạn có kiến thức về quản trị hay không? Bạn có sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc hay không?
Bước 2: Trả lời thật ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa Những câu trả lời xuất sắc phải ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, nội dung của câu trả lời cần mang những thông tin và kiến thức cần thiết và hữu ích đối với nhà tuyển dụng.
Bước 3: Trong những câu trả lời bao giờ cũng kèm theo những kỹ năng có liên quan Những câu trả lời dạng này cho thấy rằng bạn thật sự hiểu nhà tuyển dụng muốn gì và đây cũng là một trong những cơ hội để bạn trình diễn các kỹ năng kiến thức cá nhân cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự phù hợp với vị trí cần tuyển.
• HRVietnam Bài viết cùng chủ đề:
• Cách viết CV tốt ( Best method for writing CV)
• "Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng
• Những dấu hiệu khả quan trong cuộc phỏng vấn
• Quy trình 3 bước để trả lời những câu hỏi phỏng vấn “khó nhai”
• Nhóm câu hỏi thường dùng của nhà tuyển dụng
• 'Bẫy' tuyển dụng
• Những câu hỏi đáng sợ trước nhà tuyển dụng ?
• Học nghiệp vụ ngân hàng ??
• Kỹ năng viết hồ sơ thực tập để lọt qua vòng loại?
• Kỹ năng giao việc cho nhân viên
• Help!!!!Học Lớp Thẩm Định Tài Sản Đảm Bảo!!!
• Quản lý thời gian – 7 sai lầm cần tránh
• So sánh giữa ngân hàng HSBC ở UK và ở VN
• Cho mình hỏi về công việc của cán bộ tín dụng - khối KHCN? --- dành cho người mới bắt đầu công việc
• Hỏi về kỹ năng xử lý trong một số tình huống xảy ra đối với GIAO DỊCH VIÊN trong NGÂN HÀNG Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/8918-Quy-trinh-3-buoc-de-tra-loi-nhung-cau-hoi-phong-van-kho-nhai-#ixzz1nr5modhF

Hướng dẫn trả lời pv ngân hàng

Đề phỏng vấn : (Số lượng câu hỏi phỏng vấn có thể tuỳ, nếu bạn trả lời trôi chảy tự tin thì có thể chỉ 2, 3 câu, còn ngập ngứng, lớ ngớ là phải trả lời nhiều hơn đó)
1. Theo bạn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay (lạm phát, ngân hàng đang gặp khó khăn), nếu là một nhân viên tín dụng bạn sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng nào là chủ yếu!?
2. Làm thế nào để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của ngân hàng đặt ra cho bạn (là nhân viên tín dụng) vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay?
3. Lĩnh vực hoạt động (kinh doanh, sản xuất) nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng của bạn? Vì sao?
4. Trong báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập), theo bạn chỉ tiêu nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Trong tình hình khó khăn như hiện nay (lạm phát + ngân hàng đang gặp khó khăn) thì đốí tượng mà các ngân hàng cùng phải hướng tới đó là đối tượng khách hàng cá nhân. Bởi lẽ dân cư Việt Nam vốn có tính tiết kiệm, hơn thế nữa đối tượng khách hàng doanh nghiệp hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do việc hạn chế cho vay. Mục tiêu của các ngân hàng đều nhằm mục đích huy động tại thời điểm này. Cho nên Khách hàng cá nhân là hoàn toàn hợp lý
Câu 2: Để đạt được kế hoạch mà ngân hàng giao cho có rất nhiều cách. Điều đó tuỳ thuộc vào nghệ thuật của mỗi cá nhân NVTD. Tuy nhiên cần chú ý việc thẩm định khách hàng đây là khâu cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình cho vay. Còn nghệ thuật ở đây mình có thể thí dụ cho bạn như: Khả năng quan hệ của bạn, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật chăm sóc,....
Câu 3: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng. Mỗi một chi nhánh của ngân hàng hầu như đều tập trung vào một số đối tượng khách hàng chính. Vì vậy bạn có thể tập trung vào đối tượng này. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào bạn thích lĩnh vực nào nhất. Ví dụ bạn thích xe ô tô chẳng hạn bạn sẽ có những mối quan tâm về những loại xe ô tô nên việc cho vay mua xe ô tô trả góp là một lợi thế của bạn hoặc cũng có thể nhà bạn làm nghề Nông nhiều năm, bạn cũng tham gia vào quá trình đó thì việc cho vay đối với nông nghiệp lại là lợi thế của bạn vì bạn am hiểu thời gian thu hoạch, lúc gieo trồng,.......
Câu 4: Đối với báo cáo thu nhập của 1 ngân hàng, hoặc 1 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do NHTM là loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, do vậy chỉ tiêu quan trọng nhất có lẽ là: doanh thu thuần hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh . Đây là 2 chỉ tiêu quyết định nhiều nhất đến Lợi nhuận của các ngân hàng.
Trong đó, doanh thu chủ yếu của ngân hàng là từ việc cung cấp dịch vụ và cho vay ; chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi phí huy động vốn và khuyến mãi.
Qua báo cáo thu nhập 2 thời điểm liên tiếp, ta có thể biết khả năng mở rộng tín dụng, thị phần của 1 ngân hàng qua tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần. Hoặc biết được các chi phí mà ngân hàng phải chịu và áp lực từ việc huy động vốn ra sao qua tốc độ tăng của chi phí hoạt động kinh doanh.
Tốc độ tăng doanh thu thuần cần lớn hơn tốc độ tăng của chi phí là biểu hiện tốt, cho thấy ngân hàng đang phát triển và có nhiều lợi nhuận. Ngược lại, ngân hàng đang gặp vấn đề khó khăn, có thể từ sự cạnh tranh hoặc sự khó khăn của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần có các biện pháp triển khai sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hoá, hoặc cắt giảm các khoản chi phí tốn kém không hiệu quả trong hiện tại để giảm chi phí hoạt động kinh doanh.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Đã đọc được ở đâu đó: "Tình yêu giống như bạn lựa chọn đôi giầy cho riêng mình, đôi đẹp thì không vừa với bạn, còn đôi vừa thì lại không phải là đẹp nhất". Hãy lựa chọn đôi phù hợp vs bản thân. Hãy hoàn hảo trong cách yêu chứ đừng lãng phí thời gian tìm nửa kia hoàn hảo.
Hạnh phúc không nhất thiết là phải có đám cưới rình rang 25 tỷ, cũng chẳng phải tiền nhiều xe xịn, dùng hàng hiệu. Cuộc sống không thiếu người thừa thãi vật chất nhưng vẫn phải ghen tị vs tình cảm của vợ chồng già bán nước vỉa hè. Đơn giản hạnh phúc là bạn được sống và yêu thương, không bị ai đó lãng quên trong trí nhớ. Vật chất là điều kiện cần nhưng không phải là tất cả ...
Thời gian nhanh quá, thoáng cái là hết tuần. Ngoảnh đi ngoảnh lại lại già đến nơi rồi. Hôm nay chả phải đi học lại lóc cóc đi BookStore ở CoopMart, dù biết là ai cũng đến đọc sách chui như mình nhưng vẫn có cảm giác ngài ngại như là trộm của người ta cái j ý. Nếu ai cũng đến đọc như mình chắc mấy nhà văn đói ăn quá.Tại Bác Nguyễn Nhật Ánh viết văn đúng với gu của mình kết nên đọc k thấy chán. Hai buổi chiều đọc hết 2 quyển : Những cô em gái & Tớ là Bêtô. Phải nói là sách hay nhưng đứng lâu cả vài tiếng, lại đứng một chỗ mỏi chân kinh khủng. Chắc chả duy trì được thói quen nếu như cứ tra tấn đôi chân bằng cách đứng đọc kiểu này. Thấy chú Joe khoe mới ra sách hay hay tìm đỏ mắt mà chả được, nghe giang hồ nói tái bản mấy lần mà vẫn "cháy" sách. Phục cái thằng cu mũi lõ siêu tiếng việt mà thấy nản cho cái trình độ "ngoại ngữ Hạ Long của mình quá". Chiều đến đi học cho cu Vinh, lớp liên thông điện lực bố trí phòng rõ xin chả bù cho trường mình. Phải nói là cái lớp có vẻ láo nháo này lắm em ngon, nhìn đâu cũng thấy tóc vàng hoe, mặt tiền được nhưng tâm hồn chắc như anh Chí...

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Đang lăn tăn k bít có chuyển sang phòng điều hòa sống k vậy ta? Chi phí chắc k hơn dưng mà phòng nhỏ, hơi ẩm. Lăn tăn quá xá. Mai rảnh nên ra CoopMart đọc sách k ta? Lại lăn tăn nữa. Mùng 8 - 3 tặng gì cho những ai vậy ta? lăn lăn ... lăn tăn

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Hết 2012 mới bắt đầu tìm việc ưng ý. Bạn bè chúng nó thành đạt gần hết rồi mà mình vẫn học vs hành. Chán quá.... Haizzzzzzzzz. Muốn kiếm tiền giúp bố mẹ lắm roài ...........